Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Những lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho người già

Người cao tuổi sức khỏe giảm sút đặc biệt có những dấu hiệu lão hóa rõ rệt hơn nên khi thiết kế phòng ngủ cần lưu ý. Việc bố trí phòng ngủ có nhiều điểm khác với người trẻ tuổi, dưới đây là một số điểm mà bạn nên ghi nhớ kệ để túi xin chia sẻ.

Yếu tố ánh sáng

Người già thị lực giảm sút đáng kể, do đó cần ánh sáng tự nhiên vừa đủ, để có thể vừa đủ chiếu sáng và tránh những bệnh phát sinh như thoái hóa, vôi hóa xương… Phòng thiếu ánh sáng có cảm giác tối tăm, bí bách dễ làm người già có cảm giác cô đơn, trầm cảm gây nhiều vấn đề bất lợi về sức khỏe.
diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-cho-nguoi-gia Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Ngòai ra, phòng cần thông gió tốt để làm không khí trong phòng trở nên thông thoáng hơn, tinh thần sẽ sảng khoái, vui vẻ, tăng sức đề kháng làm cuộc sống của người cao tuổi dễ chịu hơn.
Hệ thống chiếu sáng cần hợp lý vì ánh sáng quá ít hoặc chiếu sáng quá thấp làm việc đi lại khó khăn, dễ ngã và làm suy giảm thị giác. Tường của phòng này không nên lắp kính vì nó dễ gây phản xạ ánh sáng mạnh làm chói mắt và mỏi mắt. Các nguồn chiếu sáng cho căn phòng cũng không nên, vì các màu sắc rực rỡ làm cho người già bị hoa mắt và dễ gây bệnh về huyết áp.

Sự tiện lợi

diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-cho-nguoi-gia-6 Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Đặc điểm sức khỏe của đa số người cao tuổi là sức khỏe khá thất thường nên khi lắp hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo động và thông tin liên lạc cần được lắp đặt hợp lý đề phòng những tình huống xấu xảy ra trong phòng. Người già khi nghỉ ngơi cần không gian yên tĩnh và giảm tiếng ồn bạn nên thiết kế cửa kính 2 lới hoặc xử lý đa tầng.

Yếu tố sàn nhà

diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-cho-nguoi-gia-1 Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Lưu ý khi thiết kế sàn nhà cần bằng phẳng, không nên có chỗ cao chỗ thấp vì như vậy sẽ dễ làm người già bị ngã. Phòng của người già nên bố trí ở tầng 1 để tránh phải leo cầu thang gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vật liệu sử dụng để lát sàn có thể là gỗ mềm có độ dẻo cao, sẽ có cảm giác đi lại nhẹ nhàng ít tạo ra ma sát giữa chân và sàn nhà. Hoặc trải thảm ở sàn nhà để làm tăng thêm sự thoải mái và an toàn khi đi lại.

Màu sắc trong phòng ngủ

diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-cho-nguoi-gia-2 Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Màu sắc sử dụng cho phòng ngủ của người cao tuổi chủ yếu là các màu nhẹ nhàng, yên tĩnh. Vì vậy các gam màu trung tính như nâu, be, xám, xanh nhạt…được sử dụng trong các trường hợp này. Những màu sắc tươi sáng, rực rỡ quá không phù hợp trong trường hợp này, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người già.

Lối đi lại

diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-cho-nguoi-gia-4 Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Lối đi lại cần thông thoáng và rộng rãi vì người già thường đi lại chậm chạp. Đồ đạc trong phòng cần được bố trí sao cho ngăn nắp, thông thoáng để thuận tiện cho việc đi lại tránh xảy ra những sự cố không mong muốn xảy ra.

Vật liệu sử dụng

diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-cho-nguoi-gia-3 Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người già cần sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, an tòan và không gây ô nhiễm môi trường như gỗ, giấy dán tường, gạch nền, sàn gỗ chống trơn. Không nên sử dụng vật liệu kim loại hoặc nhựa tổng hợp.

Bố trí nội thất

diem-can-nho-khi-bo-tri-phong-ngu-nguoi-gia-5 Điểm cần nhớ khi bố trí phòng ngủ cho người già
Đồ đạc cần được bố trí hợp lý ví dụ như giường và tủ quần áo được kê sát tường và bài trí gọn gàng và rộng thoáng. Tủ quần áo không nên kê đối diện với cửa ra vào vì khiến người sống trong phòng luôn có cảm giác nặng nề. Không nên kê các đồ có tính cố đinh sát với cửa ra vào làm cho căn phòng có cảm giác phòng nhỏ lại và ảnh hưởng đến lối đi của căn phòng.
Hi vọng những điều kệ bằng ống nước đưa ra trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc, để bố trí phòng cho các bậc cao tuổi gia đình bạn một cách khoa học và hợp lý nhất.
Tin liên quan :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét